Submit Your Site To The Web's Top 50 Search Engines for Free!

Sinh lý xuất tinh của nam giới

Sinh lý xuất tinh của nam giới

1025

Xuất tinh ở nam giới như thế nào? Các cơ quan nào tham gia quá trình xuất tinh? Cùng bác sỹ nam khoa Nguyễn Bá Hưng tìm hiểu nhé!

1. Quá trình xuất tinh: 

Xuất tinh là quá trình giải phóng các kích thích tình dục bị tích tụ, dồn nén. Thể hiện bằng sự phóng tinh dịch ra ngoài qua lỗ tiểu, theo ngay sau sự phóng tinh này là cảm giác khoái cực - cảm giác đê mê sung sướng.

Quá trình đáp ứng tình dục này rất phức tạp với sự tham gia của nhiều trung tâm, hệ thần kinh, nhiều chất dẫn truyền thần kinh và hiện vẫn còn nhiều khía cạnh vẫn chưa hiều đầy đủ. Tuy nhiên những thành tựu nghiên cứu về sinh lý xuất tinh gần đây đã phần nào cho thấy rõ và giúp chúng ta hiểu được về nó. Xuất tinh và những rối loạn của nó không còn là điều thần bí nữa. Vì một phần do chuyên khoa nam học và y học tình dục đang phát triển. Chúng đang được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học cũng như cộng đồng trên thế giới.

Các bộ phận của sinh dục namCác bộ phận của sinh dục nam

Quá trình xuất tinh gồm các hiện tượng sau đây.

1.1 Nạp tinh: 

Là hiện tượng tinh dịch tinh trùng được nạp vào niệu đạo màng (phần niệu đạo nằm trong tiền liệt tuyến). Quá trình này do sự hưng phấn của trung tâm  giao cảm tủy (T10-L2 )và đám rối thần kinh tạng chúng bao gồm các hiện tượng sau:

(1) Sự tiết dịch sinh dục từ các tuyến sinh dục như túi tinh, tiền liệt tuyến.

(2) Co bóp theo kiểu nhu động của mào tinh hoàn và ống dẫn tinh để đẩy tinh trùng và dịch trong mào tinh hoàn đến tiền liệt tuyến.

(3) Vận chuyển tinh dịch tới niệu đạo.

(4) Đóng cơ thắt cổ bàng quang làm căng phồng niệu đạo màng.

(5) Cảm giác xuất tinh khó có thể kiềm chế dần khi áp lực niệu đạo màng ngày càng tăng. Đến cuối giai đoạn nạp tinh này nam giới có muốn kiềm chế xuất tinh để kéo dài thời gian giao hợp chút nữa cũng rất khó tuy nhiên vẫn có thể kiềm chế được. Mọi can thiệp để kiềm chế phóng tinh vào thời điểm này rất ít tác dụng và hầu như không thể kéo dài được thêm được thời gian.

1.2 Phóng tinh: 

Là hiện tượng tinh dịch phóng ra ngoài từ niệu đạo màng quá trình này do sự hưng phấn phó giao cảm tủy (S1-S3). Cơ thắt cổ bàng quang đóng chặt lại áp lực niệu đạo màng tăng cao, các cơ hành hang hành xốp và cơ đáy chậu co bóp theo nhịp, cảm giác kiềm chế xuất tinh không thể thực hiện được nữa, phóng tinh vẫn cứ sẽ xảy ra cho dù nam giới có bịt chặt và bóp mạnh đường ra (đầu, thân dương vật) hay làm gì đi nữa, thay vì phóng mạnh (phọt) ra một cách tự nhiên tinh dịch sẽ bị đùn ra nếu bị can thiệp vào thời điểm này.

1.3 Khoái cực: 

Cảm giác đê mê sung sướng lên đến tột độ (tột đỉnh) theo sau ngay sau khi áp lực niệu đạo sau được giải phóng, các cơ sàn chậu hông, hành hang hành xốp co bóp nhịp nhàng. Thông thường phóng tinh và khoái cảm luôn đi gần như song hành với nhau, nhưng cũng có một số trường hợp có cực khoái mà không có phóng tinh có thể gặp trong trường hợp xuất tinh ngược, hoặc trong trường hợp xơ dính hoàn toàn túi tinh, ống phóng tinh, viêm xơ dính tiến liệt tuyến làm cho các tuyến sinh dục không tiết được dịch cho việc nạp tinh.

2. Cung phản xạ xuất tinh

Cung phản xạ xuất tinh gồm có: Bộ phận nhận cảm, đường dẫn truyền hướng tâm, trung tâm điều phối (vùng cảm nhận não, trung tâm vận động não, trung tâm điều phối tủy sống) đường dẫn truyền ly tâm và cơ quan đáp ứng.

2.1 Bộ phận nhận cảm

Là nơi tiếp nhận các kích thích gợi dục từ hình ảnh âm thanh và đặc biệt là từ xúc giác. Các cảm giác này được nhận cảm bởi các thụ thể cảm giác - các đầu tận cùng của thần kinh cảm giác. Như thụ thể Krause Finger, thụ thể Pacini… ở quy đầu, thân dương vật, bìu, tinh hoàn và các cơ quan có tính gợi dục cao như vú, môi, dái tai… Sau đó các cảm giác này được đẫn qua các sợi thần kinh hướng tâm lên tủy sống và não bộ.

2.2 Đường hướng tâm

Thông tin cảm giác sau khi được nhận cảm sẽ truyền qua các sợi cảm giác của thần kinh lưng dương vật rồi tới thần kinh thẹn. Tại đây thần kinh thẹn lại thu nạp thêm các kích thích từ thần kinh tự động trong đám rối dương để truyền thông tin tới các hạch nằm dọc cột sống.

2.3 Trung tâm điều phối

Trước kia người ta cho rằng cung phản xạ xuất tinh có trung tâm điều khiển là ở não bộ. Tuy nhiên trong thực nghiệm trên chuột và khi quan sát trên những người bị liệt tủy hoàn toàn đoạn ngực 10 thì vẫn có khoảng 10% vẫn có thể xuất tinh được. Giải thích hiện tượng này những nhà nghiên cứu cho thấy rằng trung tâm xuất tinh có hai cấp độ. Cấp cao nhất hoàn hảo nhất là ở não bộ, cấp thứ hai là ở tủy sống.

Kiểm soát xuất tinh trên tủy

Nạp tinh và xuất tinh là quá trình được kiểm soát và điều phối trung ương cao. Những vùng não có liên quan tới quá trình này là vùng đồi thị. Vùng dưới đồi như cấu trúc vùng tiền thị giác giữa (medial preoptic area-MPOA), nhân cận thất(paraventricular thalamic nucleus - PVN). Vùng cấu trúc não giữa như nhân xám trung tâm (periaqueductal gray -PAG). Và vùng cấu trúc cầu não như nhân cạnh tế bào lớn (nucleus paragiganto cellularis - nPGi).

Tiêm một liều cực nhỏ, chất đồng vận dopamine vào vùng MPOA có thể gây ra được cương cứng và giao hợp ở chuột đực. Liều cao hơn gây được nạp tinh và phóng tinh ở chuột và khỉ thí nghiệm.

Trái lại, có thể làm giảm ham muốn bằng cách giảm dopamine phóng thích từ nhân cung (accumbens nucleus). Khi có sự hiện diện của con cái động đực (Estrus), Dopamine được sản xuất nhiều ở nhân cung và vùng tiền thị giữa và tăng dần lên khi giao hợp.

Kiểm soát xuất tinh tủy sống và vai trò của tế bào LSt (Lumbar Spinothalamic nơ ron)

Các nhà khoa học hiện đưa ra giả thuyết về vai trò điều phối, đồng bộ hóa và kích hoạt quá trình xuất tinh qua tế bào (neuron LSt) tủy sống. Đây là neuron nằm ở phân lớp X và giữa phân lớp VII của chất xám tủy (lamina- người ta chia chất xám tủy sống thành 10 vùng đánh số từ I tới X) ở đoạn tủy sống thắt lưng 3, 4. Trong neuron này chứa đựng một neuropeptid là Galanin (chất chỉ thị màu của neron LSt) cũng như một số peptid khác là CCK và enkephalin hay neurokinin 1 receptor (NK-1R).

Tế bào (neuron) LSt ở tủy thắt lưng 3-4 liên tục với các neuron tiền hạch và vận động chi phối các cơ đáy chậu, đường ống dẫn tinh, tuyến sinh dục. Neuron LSt có nhiệm vụ phát sinh, đồng bộ hóa và điều phối các quá trình xảy ra trong giai đoạn nạp tinh và trong giai đoạn phóng tinh.

LSt cũng có các sự liên kết trục axon với trung tâm thalamic (đồi thị). Chúng có phát xung ly tâm tới các neuron vận động thần kinh thẹn và các neuron tiền hạch giao cảm và phó giao cảm. Cũng như chúng còn kế cận với các neuron điều phối cảm giác hướng tâm đầu vào.

Các kết quả thực nghiệm và nghiên cứu y học được công bố gần đây chỉ ra những bằng chứng rõ ràng về vai trò khởi phát điều phối và duy trì quá trình xuất tinh ở mức tủy sống. Trong đó nhấn mạnh vai trò của tế bào LSts.

Đường đi của tinh trùng trong cơ quan sinh dục namĐường đi của tinh trùng trong cơ quan sinh dục nam

Thực nghiệm trên chuột bị gây tê thấy rằng kích thích vào tế bào này làm gia tăng áp lực trên ống dẫn tinh, túi tinh, tăng co bóp của các cơ hành hang, ngồi hang, sàn chậu và gây phóng tinh dịch ra. Nhưng tế bào LSts này không tham gia vào bất kỳ giai đoạn nào khác trong chu trình đáp ứng tình dục như các quá trình ham muốn, hưng phấn, cao trào... Tổn thương tế bào LSt gây ức chế quá trình xuất tinh mà không ảnh hưởng tới bất kỳ khía cạnh nào khác của hành vi tình dục.

2.4 .Hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm tủy và đường ly tâm.

 Trung tâm giao cảm chi phối quá trình nạp tinh:

Những nơ ron giao cảm này nằm ở cột bên của chất xám vùng ngực thắt lưng của tủy sống. Có những sợi xuất phát từ đốt ngực 12, thắt lưng 1; 2 tới chuỗi giao cảm ở hai bên từ những sợi này đi xuống dưới qua chuỗi hạch giao cảm ngực và đám rối mạc treo ruột. Qua cả thần kinh tạng bao quanh động mạch chủ ở mỗi bên trước khi hợp lại ở đường giữa để cùng với đám rối hạ vị ngay dưới chỗ chia đôi của động mạch chủ.

Các dây hạ vị và dây thần kinh chậu tạo thành đám rối thần kinh chậu. Ở đó có sự pha trộn cả hai hệ thống giao cảm và phó giao cảm. Những nhánh của đám rối này chi phối cả mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, tiền liệt tuyến, cổ bàng quang và niệu đạo.

Norepinephrine được phóng ra từ các nơ -ron sau hạch, kích hoạt thụ thể của cơ trơn. Tạo ra sự tăng calcitrong tế bào làm co bóp cơ trơn của ống dẫn tinh. Tăng áp lực của cả các ống của đuôi mào tinh. Làm cho ống này co bóp đẩy tinh trùng từ mào tinh vào ống dẫn tinh rồi vào bọng tinh (ampulla). Đưa đến áp lực trong bọng tinh tăng lên. Đẩy tinh trùng nạp vào ống niệu đạo sau. Ngoài ra còn có nhiều chất dẫn truyền thần kinh khác tham gia vào quá trình này, đó là các Acetyl cholin và các Neuropeptid.

Các sợi cấu thành thần kinh tạng xuất phát từ các hạch giao cảm ở L2-L3. Khi nạo hạch sau phúc mạc trong điều trị ung thư tinh hoàn mà vẫn giữ lại các hạch này thì vẫn có phản xạ xuất tinh. Nhưng nếu tổn hại một phần các đường dẫn từ tủy sống xuống tới đường dẫn tinh thì có thể gây xuất tinh ngược dòng do cổ bàng quang không đóng kín. Gián đoạn hoàn toàn đường dẫn này thì có thể dẫn tới mất chức năng nạp tinh. Có hiện tượng bắt chéo các đường dây dẫn truyền, có lẽ ở chỗ dưới của mạc treo tràng. Các trục của các nơ ron tiền hạch phân bố cho cả hai bên các tạng sinh dục.

Các cơ quan trong cơ thể tham gia quá trình xuất tinh ở nam giớiCác cơ quan trong cơ thể tham gia quá trình xuất tinh ở nam giới

Phóng tinh xuất hiện khi hưng phấn phó giao cảm tủy (S1-S3):

Hưng phấn phó giao cảm tủy được truyền xuống thần kinh thẹn chúng gồm các rễ xuất phát từ đoạn S1-S3 của xương cùng. Không đi qua đám rối chậu. Mà chui qua các khe lỗ mẻ hông lớn và bé để phân nhánh cho các cơ vân của đáy chậu. Các cơ này co bóp nhịp nhàng (cơ hành hang và cơ ngồi hang) đẩy tinh dịch phóng ra từng đợt. Bệnh nhân tổn thương tủy ở vùng xương cùng có thể vẫn xuất tinh. Nhưng xuất tinh chảy dòng như tiết nước bọt vì không có sự co bóp của các cơ vân đáy chậu.

2.5. Cơ quan đáp ứng

Cơ quan đáp ứng của cung phản xạ này là các tuyến sinh dục. Bao gồm: tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, tiền liệt tuyến, cơ thắt cổ bang quang, niệu đạo, các khối cơ hành hang, ngồi hang, các cơ sàn chậu… Sau khi nhận cảm các tín hiệu ly tâm (vận động) các làm cho bìu co lên đẩy tinh hoàn, mào tinh hoàn lên cao, co bóp của ống dẫn tinh theo nhu động tăng lên đẩy tinh trùng vào túi tinh, niệu đạo màng. Tăng tiết của các tuyến sinh dục tăng lên và co bóp của túi tinh tiền liệt tuyến để dòn dịch vào niệu sau làm tăng áp lực niệu đạo màng, cơ cổ bàng quang đóng lại, các cơ hành hang, ngồi hang, sàn chậu co bóp theo nhịp...

     Hiện đã có nhiều bước tiến trong việc nghiên cứu cơ chế sinh lý hóa sinh của quá trình xuất tinh sớm. Hiểu được điều này sẽ giúp chúng ta giải thích được các cơ chế rối nhiễu của hiện tượng này cũng như tiếp cận điều trị bệnh lý xuất tinh sớm hiệu quả hơn.

 Mọi thắc mắc của quý vị cần bác sỹ Hưng gải đáp có thể liên hệ qua

Hotline: Hotline: 0973439025

Fanpage: Nam khoa Dr Hưng

Tài liệu tham khảo

  1. F. Montorsi, R. Basson, G. Adaikan, E. Becher, A. Clayton, G. Giuliano, S. Khoury, I. Sharlip; Editors of the book : Sexual Medicine Sexual Dysfunctions In Men and Women,  the clinical guideline book of International Society of Sexual Medicine, edition 2010.
  2. ChenX. et al Neuroscience 2005, 2006; Sun XQ et al Neuroscience 2009.
  3. Borgdorff  AJ,  Bernabe  J,  Denys  P,  Alexandre  L,  Giuliano  F.  Ejaculation  elicited  by  microstimulation  of

lumbar spinothalamic neurons. European Urology. 2008;54: 449-56.

  1. Đỗ Trọng Hiếu, Dương Trọng Hiếu, Nguyễn Bá Hưng: Rối loạn tình dục và hiếm muộn ở nam giới, nhà xuất bản Y học 2013.
  2. Đỗ Trọng Hiếu, Nguyễn Đình Tảo, Nguyễn Khắc Lợi, Nguyễn Bá Hưng: Nam học tình dục hiếm muộn, nhà xuất bản Y học 2018