Submit Your Site To The Web's Top 50 Search Engines for Free!

Hẹp bao quy đầu và chỉ định cắt bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu và chỉ định cắt bao quy đầu

786

Hẹp bao quy đầu là gì? Bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không? Cách điều trị hẹp bao quy đầu như thế nào? Hãy cùng bác sỹ nam khoa Nguyễn Bá Hưng tìm hiểu nhé!

1. Hẹp bao quy đầu là gì?

Hẹp bao quy đầu là tình trạng lỗ vòng bao quy đầu quá nhỏ không lộn được ra mặc dù đã cố gắng lộn ra. Hay nói cách khác vùng da ở đầu dương vật không thể lộn ngược ra để lộ hoàn toàn đầu khấc.

Ở người nam giới bình thường, da bao quy đầu thường lột ra hoàn toàn khi trưởng thành. Giữa bao da quy đầu và quy đầu có một lớp dịch ẩm với tác dụng bôi trơn giúp bao quy đầu dễ dàng tuột lên tự nhiên.

Hình ảnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏRối loạn sắc tố tiến triển gây xơ hẹp bao quy đầu thứ phát

Triệu chứng hẹp bao quy đầu

Quan sát thấy lỗ vòng bao nhỏ, lộn ra sau nhưng không lỗ này không đủ để mở rộng cho quy đầu thò ra.

Hình ảnh bao quy đầu bị hẹp và bao quy đầu bình thườngHình ảnh bao quy đầu bị hẹp phồng lên và bao quy đầu bình thường lộn ra được

Ở trẻ nhỏ khi trẻ đi tiểu, nước tiểu ứ lại ở đầu chim làm cho đầu chim phồng to như quả táo. Khi đái xong nước tiểu trong bao này tiếp tục rỉ ra và đầu chim xẹp lại như bình thường (xem clip)

Các biểu hiện khác có thể gặp như vòng bao xơ dính, viêm tấy, sưng đau viêm tấy đầu dương vật. Hoặc có thể thấy vòng xơ ở đầu bao có biến loạn sắc tố (bạch biến, thâm đen, hồng nhạt…)

Rối loạn sắc tố tiến triển gây xơ hẹp bao quy đầu thứ phát

Rối loạn sắc tố tiến triển gây xơ hẹp bao quy đầu thứ phát

Ở trẻ vị thành niên và người trưởng thành do tái diễn quá trình viêm nhiều lần. Do đó có thể xuất hiện xơ chít vòng bao và xơ dính bao da quy đầu với quy đầu. Sờ vào đầu dương vật có cảm giác thấy khối cứng như đá. Có thể có mủ chảy ra từ bên trong. Những trường hợp này thường bị nhầm với lậu.

 Người bệnh có thể có tình trạng viêm tiết niệu thường xuyên như đái buốt đái dắt, đau vùng bụng dưới… do hiện tượng viêm ngược dòng. 

Nhiều trường hợp khi trưởng thành mới phát hiện bị hẹp bao quy đầuNhiều trường hợp khi trưởng thành mới phát hiện bị hẹp bao quy đầu

Chỉ định cắt bao quy đầu với lý do y khoa - áp dụng tại Việt Nam

  • Hẹp bao quy đầu bẩm sinh hoặc mắc phải (thứ phát).
  • Người lớn dính bao quy đầu toàn bộ hoặc dính bán phần.
  • Bán hẹp bao quy đầu, bao quy đầu lộn ra nhưng không hoặc rất khó khi lộn trở lại gây nghẹt nước tiểu. Trường hợp này phải xử lý cấp cứu để tránh bị hoại tử đầu dương vật.
  • Bán hẹp nhẹ khi vòng bao lộn ra lộn vào dễ dàng nhưng gây đau khi cương cứng.
  • Phanh hãm ngắn mảnh kèm dài bao quy đầu.
  • Viêm bao quy đầu tái phát thường xuyên vài ba lần trên năm.
  • Có tổn thương dạng lichen phẳng, có rối loạn sắc tố tiến triển hoặc tổn thương dạng sẩn sùi (khi đã loại trừ sùi mào gà sinh dục). Các trường hợp dính làm xơ teo ở quy đầu và bao quy đầu.

 Xơ teo biến dạng quy đầu do viêm dính quy đầu với bao da mà không được xử lý sớm Xơ teo biến dạng quy đầu do viêm dính quy đầu với bao da mà không được xử lý sớm

  • Các trường hợp mở rộng: Như cắt bao quy đầu để giúp khô thoáng sạch sẽ đề phòng viêm nhiễm, lây nhiễm, để làm giảm nhạy cảm đầu dương vật hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm
  • Cắt bao quy đầu dự phòng lây nhiễm quy đường tình dục [5-14] theo khuyến cáo của WHO và các chuyên gia cho những người có nguy cơ mắc HIV, HPV…

Xử lý hẹp bao quy đầu

Cắt bao quy đầu sớm trước tuổi dậy thì để tránh viêm tiết niệu ngược dòng và tránh xơ dính biến dạng quy đầu. Thủ thuật gây tê tại chỗ, đối với trẻ em nên tiền mê hoặc gây tê tuỷ sống. Tiếp theo nên bóc tách hết phần bao quy đầu dính với quy đầu bằng panh hoặc kéo đầu tù rồi kẹp cắt vòng bao hẹp sau đó khâu lại. Không nên cắt sát vào rãnh quy đầu. Cần căn chỉnh phanh hãm đủ dài để tránh bị kéo căng gây đau khi cương cứng.

Hiện nay một số nơi áp dụng phương pháp cắt bao quy đầu khâu bằng ghim thép to ra nhanh tiện và hầu như không chảy máu. Tuy nhược điểm chỉ áp dụng được cho các trường hợp bao quy đầu bán hẹp và thời gian tự bung ghim lâu. Sau tiểu phẫu nên dùng kháng sinh, chống viêm, thuốc sát trùng và chăm sóc vết thương khoảng một tuần.

 

Bác sỹ Nguyễn Bá Hưng

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Trọng Hiếu, Dương Trọng Hiếu, Nguyễn Bá Hưng. Rối loạn tình dục và hiếm muộn ở Nam giới. Nhà xuất bản Y học 2013
  2. Đỗ Trọng Hiếu, Nguyễn Đình Tảo, Nguyễn Khắc Lợi, Nguyễn Bá Hưng. Nam học tình dục và hiếm muộn. Nhà xuất bản Y học 2018.
  3. Nguyễn Bá Hưng Trịnh Kiên Cường: Bước đầu đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phương pháp cắt bao quy đầu bằng dụng cụ Surkon (kỹ thuật cắt & ghim ghim thép tự bong) tại bệnh viện Nam Học và hiếm muộn Hà Nội từ tháng 09/2017-04/2018. Báo cáo hội nghị vô sinh nam, hội nội tiết sinh sản thành phố Hồ Chí Minh năm tháng 6/2018.
  4. Who.int
  5. Gray RH, Kigozi G, Serwadda D, Makumbi F, Watya S, Nalugoda F, Kiwanuka N, Moulton LH, Chaudhary MA, Chen MZ, Sewankambo NK, Wabwire-Mangen F, Bacon MC, Williams CF, Opendi P, Reynolds, SJ, Laeyendecker O, Quinn TC, Wawer, MJ. Male circumcision for HIV prevention in men in Rakai, Uganda: a randomised controlled trial. Lancet 2007;369:657-666 3. 
  6. Bailey RC, Moses S, Parker CB, Agot K, Maclean I, Krieger JN, Williams CF, Campbell RT, Ndinya-Achola JO. Male circumcision for HIV prevention in young men in Kisumu, Kenya: a randomised controlled trial. Lancet 2007;369:645-56. 
  7. Auvert B, Taljaard D, Lagarde E, Sobngwi-Tambekou J, Sitta R, Puren A. Randomized, controlled intervention trial of male circumcision for reduction of HIV infection risk: the ANRS 1265 Trial. PLoS Med 2005;2(11):e298.
  8. Auvert B, Sobngwi-Tambekou J, Cutler E, Nieuwoudt M, Lissouba P, Puren A, Taljaard D. Effect of male circumcision on the prevalence of high-risk human papillomavirus in young men: results of a randomized controlled trial conducted in orange farm, South Africa. J Infect Dis 2009;199(1):14-9. 214. 
  9. Gray RH, Wawer MJ, Serwadda D, Kigozi G. The Role of Male Circumcision in the Prevention of Human Papillomavirus and HIV Infection. J Infect Dis 2009;199(1):1-3. 215. 
  10. Sobngwi-Tambekou J, Taljaard D, Nieuwoudt M, Lissouba P, Puren A, Auvert B. Male circumcision and Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia trachomatis, and Trichomonas vaginalis: observations in the aftermath of a randomised controlled trial for HIV prevention. Sex Transm Infect 2008. 216. 
  11.  Tobian A. Trial of male circumcision: prevention of HSV-2 in men and vaginal infections in female partners, Rakai, Uganda. Abstract 28LB. 15th Conference on Retroviruses and Opportunistic Infections 2008, Boston, USA.
  12.  Sobngwi-Tambekou J et al. (2009). Male circumcision and Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia trachomatis, and Trichomonas vaginalis: observations in the aftermath of a randomised controlled trial for HIV prevention. Sexually Transmitted Infections, 85:116–120. 21 
  13.  Morris BJ, Krieger JN (2013). “Does male circumcision affect sexual function, sensitivity, or satisfaction ? a systematic review”. The Journal of Sexual Medicine 10 (11), 2644 – 2657.
  14.  Rickwood AMK (1999). Medical indications for circumcision. BJU Int 83 [Suppl 1],45 – 51.