Submit Your Site To The Web's Top 50 Search Engines for Free!

Viêm niệu đạo là gì? Chữa ở đâu nhanh khỏi

Viêm niệu đạo là gì? Có nguy hiểm không?

452

Bệnh viêm niệu đạo xảy ra cả ở nam và nữ trong độ tuổi đã bắt đầu hoạt động tình dục, thường là độ tuổi 20-24. Viêm niệu đạo có thể do quan hệ tình dục không an toàn, do các loại virut có hại hoặc bị kích ứng, dị ứng.

Viêm niệu đạo (Urethritis) là gì?

Là tình trạng viêm xảy ra tại niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra - ống đái), nguyên nhân có thể là viêm nhiễm có thể không. Nhưng chẩn đoán viêm niệu đạo được ngụ ý là bệnh viêm do những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) [1]. Bệnh gặp khá phổ biến đặc biệt là ở nam giới do ống đái dài, và có yếu tố quan hệ tình dục không an toàn. Phụ nữ ống đái ngắn nên hay gặp viêm bàng quang hơn.

Vị trí niệu đạo trong bộ phận sinh dụcVị trí niệu đạo trong bộ phận sinh dục nam giới

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo

Do vi sinh vật gây bệnh

Do lậu cầu: Thường gặp nhất với các tình trạng viêm cấp tính niệu đạo

Do các vi khuẩn không phải lậu (Non gonococcal urethritis – NGU) như: Chlamydia, Ureaplasma, Mycoplasma…

Virus: Các loại virus Adenovirus nhưng ít gặp

Kí sinh trùng: Nấm, trùng roi âm đạo, nấm Candida là loại nấm phổ biến nhất gây viêm tiết niệu sinh dục

Giang Mai: Ít gặp

Bệnh lý viêm niệu đạo còn có một số tác nhân khác như:

Chấn thương dập vỡ niệu đạo,

Kích ứng với các chất, thuốc ví dụ như: Xà phòng, sữa tắm, chất diệt tinh trùng, sợi Latex… Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh có thể do teo đét bộ phận sinh dục

Triệu chứng bị viêm niệu đạo

Đái buốt khó đái có thể xuất hiện buốt ở đoạn đầu lỗ đái (rất hay gặp), có thể dọc toàn bộ ống đái. Đái buốt tăng lên khi đi tiểu lần đầu vào buổi sáng, hay uống rượu bia. Mức độ nhẹ chỉ là cảm giác ngứa ngứa trong ống đái nặng hơn là buốt nặng nữa là dát bỏng khiến mỗi lần đi tiểu là một cực hình, người bệnh rất sợ.

Tiết dịch niệu đạo: Dịch có thể là dịch trong nhầy (Chlamydia..), có thể là dịch mủ đặc màu vàng, xanh nâu (lậu), có thể lẫn máu, dịch có thể tiết thường xuyên khiến người bệnh phải sử dụng giấy ăn để thấm dịch, dịch tiết nhiều vào buổi sáng sớm tùy mức độ và tác nhân gây bệnh.

Lỗ đái (sáo) viêm sưng nề có thể có điểm loét hoặc mụn mủ, có thể thấy tình trạng lỗ sáo xơ sẹo, long ống hẹp, thành ống niệu đạo

Hạch bẹn có thể có trong trường hợp viêm cấp đặc biệt là viêm do lậu.

Viêm niệu đạo gây đái buốt rất khó chịuViêm niệu đạo gây đái buốt rất khó chịu

Triệu chứng phối hợp

Viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn với biểu hiện đau tức sưng nóng tinh hoàn một bên hoặc hai bên (xem bài viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyến)

Một số trường hợp có nhiễm khuẩn vi khuẩn lây nhiễm nhưng không có biểu hiện của tình trạng viêm, (có đến 25% trường hợp nhiễm khuẩn niệu đạo không do lậu là không có triệu chứng ở nam giới và 75% nhiễm Chlamydia không có triệu chứng ở nữ) điều này làm cho việc điều trị khó được triệt để.

Xét nghiệm

Xét nghiệm nước tiểu: Bạch cầu niệu, đặc biệt là bạch cầu xuất hiện trong cốc đầu tiên (trong nghiệm pháp xét nghiệm nước tiểu 3 cốc).

Xét nghiệm nhuộm soi: Phát hiện nấm, trùng roi, lậu cầu

Xét nghiệm PCR đa tác nhân các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể xuất hiện các tác nhân vi sinh vật lây nhiễm.

Chẩn đoán bệnh viêm niệu đạo

Rất dễ bởi các triệu chứng điển hình, đái buốt ra dịch niệu đạo & viêm lỗ đái.

Trong trường hợp nhiễm vi sinh vật không triệu chứng cần phải làm xét nghiệm tìm nguyên nhân để chẩn đoán nguyên giúp cho việc điều trị dứt điểm triệt để.

Điều trị bệnh viêm niệu đạo

Thuốc kháng sinh là điều trị cơ bản

Do lậu cầu:

Cetriaxone tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch có thể dùng liều duy nhất hoặc dùng trong 5 ngày liên tục tùy tình trạng bệnh, kết hợp kháng sinh tiêm này với Azithromycin hoặc Doxycyclin.

Vi khuẩn không do lậu (Vi khuẩn nội bào): Azithromycin, Doxycycline, Fluoquinolon dùng từ 5-7 ngày.

Trùng roi âm đạo: Metronidazole, Tinidazole hay Secnidazole.

Do nấm:

FDùng luconazole 15mg uống, Clotrimazole bôi tại chỗ…

Khuyến cáo bạn tình phải được khám và điều trị tại cơ sở bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc điều trị cùng một phác đồ.

 Mọi chi tiết  tư vấn xin liên lạc

Bác sỹ Nguyễn Bá Hưng

Tài liệu tham khảo

  1. Young A, Toncar A, Wray AA. Urethritis. 2020 Jan
  2. emdicine