Submit Your Site To The Web's Top 50 Search Engines for Free!

Viêm mào tinh hoàn và phương pháp điều trị

Viêm mào tinh hoàn và phương pháp điều trị

719

Khi bị viêm mào tinh hoàn, bạn có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: teo tinh hoàn, áp xe bìu và nguy hiểm hơn là viêm mào tinh hoàn mãn tính.

Viêm mào tinh hoàn là gì (Epidydimitis)?

Là tình trạng viêm (sưng nóng đỏ đau) xảy ra ở mào tinh hoàn, đây là tình trạng viêm khá nặng và gây hậu quả nặng nề là bán tắc và tắc đường dẫn tinh. Viêm mào tinh hoàn thường hay đi kèm với viêm tinh hoàn.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mào tinh hoàn

Có rất nhiều tác nhân như

Viêm do Virus:

Ít gặp gây viêm mào tinh hoàn riêng rẽ mà hay gặp trong các viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn phối hợp, phổ biến là virus quai bị

Vi khuẩn thông thường: Thường là do các viêm nhiễm ngược dòng do các vi khuẩn đường tiết niệu sinh dục (trực khuẩn, cầu khuẩn Gram âm…) từ quy đầu, niệu đạo, tiền liệt tuyến, túi tinh đi lên.

Vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục: Các vi khuẩn lây truyền qua đường tinh dục như lậu, và các vi khuẩn nội bào như (Chlamydia, Mycoplasma, Ureaplasma… là những tác nhân hay gặp nhất và hiện đã được xác định chính xác qua xét nghiệm PCR).

Viêm mào tinh hoàn gây sưng tấy đỏ bìuViêm mào tinh hoàn gây sưng tấy đỏ bìu

Nấm:

Ít gặp

Viêm do bị Lao:

Thường là lao thứ phát sau khi bị lao phổi, lao tinh hoàn mào tinh hoàn thường gây ra những ổ abcess và mưng mủ bã đậu nhưng có đặc điểm mức độ đau không nặng nề như các tình trạng viêm khác.

Triệu chứng của viêm mao tinh hoàn

Thường rầm rộ với các triệu chứng sốt cao. Sưng nóng đỏ đau ở bìu, đau có thể rất trầm trọng, có thể bị một bên mào tinh hoàn hoặc cả hai bên, thường gặp một bên nhiều hơn.

Đau:

Đau thường rất trầm trọng đau liên tục, đau tăng khi chèn ép, khi đụng chạm, dùng thuốc giảm đau mới đỡ, đau làm người bệnh rất khó đi lại, đi lại phải kệnh khạng lê từng bước một thậm chí phải ngồi xe đẩy hoặc nằm cáng…

Sốt:

Thường sốt nhẹ sau một vài ngày sưng đau

Nôn buồn nôn:

Ít gặp

Mào tinh hoàn sưng to:

Sờ thấy mào tinh hoàn sưng to, chắc, nắn vào rất đau. Có thể sờ thấy tình trạng mào tinh hoàn viêm thành khối tách biệt với tinh hoàn, hoặc không thể phân biệt được đâu là tinh hoàn và đâu là mào tinh hoàn. Có thể sưng ở đầu mào tinh tiên lượng tốt hơn (đỡ bị tắc hơn) hoặc có thể bị ở đuôi mào tinh. Nguy cơ tắc và bán tắc đường dẫn tinh rất cao do vị trí đặc biệt là điểm hội tụ và cũng là ngã ba kết nối dưới mào tinh và ống dẫn tinh.

Viêm mao màng tinh xảy ra ở bất cứ nam giớiViêm mao màng tinh xảy ra ở bất cứ nam giới

 

Đái buốt đái dắt, đái máu và tiết dịch niệu đạo:

Thường các dấu hiệu này xuất hiện trước khi viêm tinh hoàn khoảng một vài tuần hoặc một vài tháng. Sau đó các triệu chứng đường tiết niệu dưới tự giảm dẫn rồi bỗng một hôm tự nhiên thấy mào tinh hoàn sưng to lên.

Nổi hạch:

Hạch bẹn có thể nổi và sưng đau khi có viêm mào tinh hoàn cấp đặc biệt trong viêm do các bệnh lây nhiễm qua đường tinh dục.

Xuất tinh ra máu, tiểu ra máu:

Là triệu chứng cũng thường xuất hiện trước đợt viêm mào tinh -tinh hoàn. Có thể do những tổn thương tại đường dẫn tinh dẫn tới vỡ mạch ở niệu đạo, tiền liệt tuyến, túi tinh không được khắc phục nên sau đó lan đến tinh hoàn.

Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn do lao thường có diễn biến từ từ với các biểu hiện tinh hoàn sưng to nhưng đau tức ít. Sờ thấy tinh hoàn và mào tinh có khối chắc gồ ghề, nhiều hình thái, có thể thấy khối ap -xe (mủ) trắng mềm giống bã đậu ngay bề mặt da bìu.

Không nên chích rạch ap -xe (tháo mủ) trong trường hợp này khi chưa loại trừ được bệnh lao. Bởi cho dù tổn thương ở tinh hoàn và mào tinh hoàn có trầm trọng và lổn nhổn đến đâu thì cũng sẽ hồi phục gần như hoàn toàn về chức năng sinh tinh và hình thể cấu trúc sau điều trị lao bằng thuốc. Chích rạch lấy mủ trong bệnh lao sẽ để lại hậu quả tắc nghẽn các ông dẫn tinh gây vô sinh.

 Chích rạch lấy mủ viêm mao tinh hoàn khi vẫn bị bệnh lao sẽ để lại hậu quả tắc nghẽn các ông dẫn tinh gây vô sinh. Chích rạch lấy mủ viêm mao tinh hoàn khi vẫn bị bệnh lao sẽ để lại hậu quả tắc nghẽn các ông dẫn tinh gây vô sinh.

Các xét nghiệm thăm dò bệnh viêm mào tinh hoàn

Siêu âm:

Thể tích mào tinh hoàn to, cấu trúc mào tinh hoàn tăng âm kèm tăng sinh mạch trên phổ Doppler mạch được nhìn thấy rõ nhất.

Xét nghiệm:

Công thức máu bạch cầu đa nhân có thể tăng (trong nhiễm khuẩn, hoặc giảm hay bình thường trong nhiễm Virus hay nhiễm lao), CRP tăng, nước tiểu có bạch cầu niệu. Các xét nghiệm có thể tìm thấy nguyên nhân gây bệnh như: xét nghiệm PCR đa tác nhân gây bệnh đường tình dục, lao…

Phương pháp điều trị bệnh viêm mào tinh hoàn

Chủ đạo là dùng thuốc và chăm sóc tại chỗ

Điều trị triệu chứng:

Dùng các thuốc giảm đau, hạ sốt như praracetamol phối hợp với codein như Efferangal codein.

Các loại thuốc giảm viêm như: Nonsteroid (Mobic, Fendel) các loại giảm phù nề như Alphachymotripsin, Serratiopeptidase, có thể sử dụng giảm viêm corticoid như: Prednisolon, Medrol, Solumedrol…

Bồi phụ nước điện giải khi sốt cao nếu mất nước.

Dùng các loại thuốc tăng cường miễn dịch trong trường hợp nhiễm virus như Vitamin C, Gamma globulin

Kết hợp với nghỉ ngơi tại giường tránh vận động, mặc quần sịp bó, chườm lạnh…

Dinh dưỡng tốt bổ sung nhiều rau hoa quả, chất đạm

Điều trị theo nguyên nhân:

Dùng kháng sinh với trường hợp nhiễm lậu, Chlamydia như: Ceftriaxone dùng đường tiêm, Azithromycine, Doxycyclin đường uống dùng cho tới khi hết viêm, dùng thuốc kháng lao với trường hợp lao.

Dự phòng

Tiêm vacxin phòng bệnh quai bị, tình dục an toàn, chữa dứt điểm và triệt để đối với các trường hợp bị viêm đường tiết niệu, sinh dục, các trường hợp bệnh lây nhiễm qua đường tinh dục.

  

Bs Nguyễn Bá Hưng

 Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Trọng Hiếu, Dương Trọng Hiếu, Nguyễn Bá Hưng. Rối loạn tình dục và hiếm muộn ở Nam giới. Nhà xuất bản Y học 2013
  2. Đỗ Trọng Hiếu, Nguyễn Đình Tảo, Nguyễn Khắc Lợi, Nguyễn Bá Hưng. Nam học tình dục và hiếm muộn. Nhà xuất bản Y học 2018.
  3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/orchitis/symptoms-causes/syc-20375860
  4. https://emedicine.medscape.com/article