Submit Your Site To The Web's Top 50 Search Engines for Free!

Nguyên nhân tinh trùng ít và biện pháp khắc phục

Nguyên nhân tinh trùng ít và biện pháp khắc phục

457

Người có số lượng tinh trùng ít làm giảm khả năng thụ thai, hay khó có con. Dù lý thuyết thì chỉ cẩn 1 con tinh trùng là có thể thụ thai với trứng nhưng thực tế thì khác xa vậy!

Tinh trùng ít là gì?

Là số lượng tinh trùng xuất ra sau khi đạt cực khoái chứa ít tinh trùng hơn bình thường. Theo tiêu chuẩn của WHO về xét nghiệm tinh dịch đồ, thì ngưỡng 15 triệu tinh trùng/1ml hoặc tổng số tinh trùng xuất ra dưới 39 triệu được coi là tinh trùng ít. Thuật ngữ y học gọi tình trạng này là oligospermia.

Người có số lượng tinh trùng ít làm giảm khả năng thụ thai, hay khó có con. Trên lý thuyết thì chỉ cần 1 con tinh trùng là có thể thụ thai với trứng nhưng thực tế thì khác xa vậy. Xác xuất để có thể thụ thai tự nhiên đối với người có mẫu tinh trùng phải là ít nhất 39 triệu [1]. Tức là nếu đạt được con số này khả năng có thai trong 1 năm của người nam giới này chỉ đạt được là 5%. Như vậy là khi có tinh trùng nhưng tinh trùng thấp hơn số lượng 39 triệu này thì người nam giới sở hữu chúng vẫn có thể làm cha của một đứa trẻ nhưng sẽ không dễ dàng nếu không có sự can thiệp của y tế.

tinh trùng ít dẫn đến vô sinhTinh trùng ít dẫn đến vô sinh

Triệu chứng ít tinh trùng

Triệu chứng chính là khó thụ thai, thời gian mong con lâu, còn lại phần lớn là không có triệu chứng gì đặc biệt. Một số trường hợp có biểu hiện của triệu chứng của bệnh lý nền gây nên tình trạng tinh trùng yếu ví dụ như: Giãn tĩnh mạch tinh, tắc, bán tắc đường dẫn tinh, rối loạn nội tiết, suy giảm testosterone…

Do đó biểu hiện tinh trùng ít có thể gặp các tình trạng cụ thể đặc biệt như sau:

  • Giảm chức năng tinh dục, giảm ham muốn, rối loạn cương, khó xuất tinh, giảm lông tóc & các đặc tính sinh dục thứ phát (trong suy giảm nội tiết tố testosterone).
  • Đau sưng nổi cục, xuất hiện búi ở bìu (trong giãn tĩnh mạch tinh, khối u, chấn thương…)

Nguyên nhân của sự ít tinh trùng

Có rất nhiều nguyên nhân, gồm các nguyên nhân giảm sản xuất tinh trùng

  • Do tại tinh hoàn (tinh hoàn ẩn, bệnh lý về gen di truyền, khối u tinh hoàn, rối loạn nội tiết, phẫu thuật, chấn thương tinh hoàn từ trước đó, kháng thể kháng tinh trùng tấn công, nhiễm virus quai bị làm tổn thương tế bào mầm…)
  • Do bên ngoài tinh hoàn (giãn tĩnh mạch tinh). Sử dụng các thuốc gây độc & làm tổn thương tế bào mầm sinh tinh. Tiếp xúc với môi trường độc hại như tia X, tia xạ, hóa chất thuốc trừ sâu diệt cỏ, kim loại nặng… Tiếp xúc tinh hoàn với môi trường nhiệt độ cao trong thời gian dài. Sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng các thuốc gây nghiện (ma túy, cần xa…). Các sang chấn tâm lý (stress) trầm cảm lâu ngày…
  • Các nguyên nhân do tắc, bán tắc đường dẫn tinh làm tinh trùng đi ra ít hơn bình thường như viêm nhiễm, chấn thương, dị tật đường sinh dục, bất sản ống dẫn tinh 1 bên…

Điều trị bệnh ít tinh trùng

  • Sử dụng các thuốc điều trị các bệnh lý nền như viêm nhiễm sinh sản, rối loạn nội tiết, phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh…
  • Sử dụng các thuốc kích sinh tinh như: Clomiphen citrate 25-50mg/ngày, Tamoxifen 10-20mg/ngày, Anastrozole 1mg/ngày, Letrozole 2,5mg/ngày, FSH 75IU tiêm dưới da cách ngày
  • Sử dụng các chất dinh dưỡng cho tinh trùng, các chất chống gốc tự do (antioxidants) như: Vitamin E, vitamin C, vitamin nhóm B… Các acid min Arginin, Carnintin, acetyl cysteine… Các loại khoáng chất như kẽm (Zinc), Sắt (Fe), acid folic, Gluthation, Selenium, Lycopen, Myoinositol… Có thể dùng đơn chất nhưng dùng dạng phối hợp có sẵn như Andrositol plus sẽ tốt hơn, nên dùng trước khi dự định sinh con khoảng 3 tháng.
  • Điều chỉnh lối sống lành mạnh tích cực, quan hệ tình dục thường xuyên tuần 2-3 lần. Đặc biệt quan hệ vào ngày rụng trứng. Vệ sinh bộ phận sinh dục, ăn uống bồi bổ, nghỉ nghơi ngủ nghỉ hợp lý. Bỏ rượu bia, thuốc lá, ngưng tiếp xúc với các môi trường độc hại hay các yếu tố nguy cơ.
  • Quý bệnh nhân có thể trực tiếp liên lạc với bác sỹ Hưng qua fanpage: Nam khoa Dr Hưng

Tài liệu tham khảo

  1. who.int
  2. Low sperm count

  3. Đỗ Trọng Hiếu, Nguyễn Đình Tảo, Nguyễn Khắc Lợi, Nguyễn Bá Hưng: Nam học tình dục và hiếm muộn. Nhà xuất bản Y học 2018