Tinh hoàn ẩn là bệnh lý như thế nào? Nguyên nhân gây ra bệnh tinh hoàn ẩn ra sao? Chúng ta cùng bác sỹ Nam khoa Nguyễn Bá Hưng đi tìm lời giải đáp nhé!
Tinh hoàn ẩn là gi?
Tinh hoàn ẩn (cryptorchidism): Là tình trạng bệnh lý tinh hoàn không đi xuống và định cư lại trong bìu như bình thường được, nó dừng lại bất cứ vị trí nào trên đường di chuyển của tinh hoàn từ trong ổ bụng đến bìu.
Sự đi xuống của tinh hoàn xuống bìu
Ban đầu hai tinh hoàn được hình thành trong ổ bụng từ ụ sinh dục ở giai đoạn sớm của bào thai. Sau đó tinh hoàn được phát triển và biệt hóa dần trong ổ bụng đồng thời lớn lên theo sự lớn dần của bào thai.
Đến tháng thứ 7 của thai kỳ những biến đổi của tinh hoàn và cơ quan sinh dục để phù hợp với chức năng của mình. Nên tinh hoàn bắt đầu quá trình “di cư” đi xuống bìu.
Sự di chuyển này thông qua hai giai đoạn.
Giai đoạn 1:
Tinh hoàn đi qua ổ bụng từ ngày sát cực dưới của thận tới lỗ bẹn sâu, quá trình này dưới kiểm soát bởi hormone kháng Muller.
Giai đoạn 2:
Tinh hoàn từ lỗ bẹn sâu qua ống bẹn xuống bìu. Quá trình này được kiểm soát của hormone sinh dục nam androgen. Thông thường tinh hoàn xuống đến túi bìu vào cuối tháng 8 (ngay thời kì trước sinh). Một số trường hợp chưa xuống hết chúng tiếp tục đi xuống trong vòng những tháng đầu của thời kỳ nhũ nhi. Vì lẽ đó trẻ đẻ non thường bị tinh hoàn ẩn nhiều hơn trẻ sinh đủ tháng.
Trẻ sinh non thiếu tháng dễ bị mắc bệnh tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn ẩn là bất thường bẩm sinh phổ biến nhất ở hệ sinh dục của trẻ em. Với tần suất gặp ở trẻ đẻ non khoảng 30% , ở trẻ đủ tháng khoảng 4%. Trong vòng 6 tháng sau sinh, tinh hoàn tiếp tục di chuyển và xuống đúng vị trí trong túi bìu. Tuy nhiên chỉ một nửa trong số tinh hoàn bị ẩn có thể di chuyển trong thời kỳ này ở đúng vị trí.
Tỷ lệ vị trí tinh hoàn ẩn ở trẻ
Nếu sau 6 tháng mà thấy túi bìu rỗng, nghĩa là tinh hoàn chưa đúng vị trí của nó, trẻ cần được điều trị. Nếu không, sự phát triển tinh hoàn có thể bị giới hạn, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản thậm chí tinh hoàn có thể ung thư hóa.
Có thể gặp tinh hoàn ẩn một bên hoặc cả hai bên. Cần phân biệt với tinh hoàn lạc chỗ là tinh hoàn di cư đến nơi không phải là trên đường đi xuống bìu mà có thể ở mu, ở bẹn, tầng sinh môn, nếp bẹn cung đùi.
Nguyên nhân gây ra bệnh tinh hoàn ẩn
Nguyên nhân gây ra bệnh tinh hoàn ẩn còn chưa được rõ. Có môt vài giả thuyết được nêu ra như: do thiếu hormon kích thích tố, dị dạng giải phẫu, lọan sinh tinh hoàn,...
Tinh hoàn ẩn có thể do rối loạn trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục : suy tuyến yên làm thiếu gonadotropin gây tinh hoàn ẩn và dương vật nhỏ.
Sự sai lệch tổng hợp testosterone : dẫn đến tinh hoàn ẩn, làm cho tinh hoàn không phát triển bình thường và làm giảm sự phát triển chức năng tinh hoàn.
Hội chứng giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể androgen.
Dị dạng về giải phẫu học: Các yếu tố cơ học gây trở sự di chuyển tinh hoàn xuống túi bìu (phát triển bất thường của dây chằng tinh hoàn với bìu : làm cho tinh hoàn treo lơ lửng trên cao không xuống được túi bìu, cuống mạch của tinh hoàn ngắn, xơ hóa vùng lỗ bẹn…)
Điều cần lưu ý là người bị tinh hoàn ẩn còn có thể mắc bệnh khác nhất là đối với thể tinh hoàn hai bên: Có thể gặp những rối loạn bệnh lý nhiễm sắc thể giới tính, tật ái nam ái nữ hoặc kèm theo dị dạng đường tiết niệu như lỗ đái lệch thấp, suy tuyến sinh dục,…
Triệu chứng & dấu hiệu bệnh tinh hoàn ẩn
Không sờ thầy tinh hoàn trong bìu có thể thây trong ống bẹn cần sờ nắn kỹ cả tư thế đứng và cả tư thế nằm, tình trạng này có thể bị một bên hoặc hai bên
Cần phát hiện triệu chứng này ngay lúc chào đời bởi các bác sĩ sản khoa, nữ hộ sinh, phụ huynh để có hướng tiếp cận và xử lý sớm.
Trên siêu âm: Phát hiện được vị trí và kích thước của tinh hoàn cũng như là cấu trúc hình dạng của tinh hoàn như: Nhu mô không đồng nhất, vôi hóa hoặc các dị dạng khác ở tinh hoàn.
Chụp cắt lớp vi tinh (CT Scanner): Cũng gần giống như siêu âm có thể xác định được vị trí, kích thước, nhu mô của tinh hoàn, nhất là các trường hợp tinh hoàn khó xác định qua siêu âm.
Trên chụp cộng hưởng từ: Cũng vậy giống như siêu âm, chụp cộng hưởng từ có ưu việt là xác định chính xác vị trí hình thể, kích thước rõ hơn hơn nữa còn phát hiện được nguy cơ ung thư tinh hoàn ngay từ trong ổ bụng
Nguy cơ tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn ẩn nếu không được phát hiện và kịp thời điều trị tinh hoàn ẩn thì ảnh hưởng :
Đến thẩm mỹ của cơ quan sinh dục. Có thể dẫn đến kích thước tinh hoàn dần nhỏ lại, teo tinh hoàn ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này.
Nguy cơ xoắn tinh hoàn gây hoại tử tinh hoàn.
Nguy cơ ưng thư tinh hoàn ở trẻ có tinh hoàn ẩn gấp 40 lần người bình thường. Ngay cả khi tinh hoàn ẩn 1 bên cũng có nguy cơ ung thư hóa tinh hoàn đến (25%), quá trình ưng thư hóa thường xẩy ra trên 30 tuổi.
Nguy cơ vô sinh do không sản sinh tinh trùng, nguy cơ vô sinh tăng dần nếu không can thiệp điều trị tinh hoàn ẩn. Càng để lâu nguy cơ vô sinh càng cao.
Trẻ bị tinh hoàn ẩn để lâu số lượng các ống dẫn tinh giảm, cấu trúc ống sinh tinh cũng thay đổi. Lượng tế bào dòng tinh trong các ống sinh tinh teo bé thành ống sinh tinh xơ hóa dày lên. Trước một tuổi hầu như các tế bào dòng tinh không ảnh hưởng gì do tế bào mầm chưa hoạt động. Còn sau một tuổi trở đi tế bào sinh tinh này bắt đầu hoạt động. Do đó sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và như thế càng để lâu nguy cơ vô sinh càng cao theo tuổi.
Theo Mengel( 1974) trẻ mắc tinh hoàn ẩn dưới 2 tuổi khả năng sinh tinh không bị ảnh hưởng. Sau 2 tuổi trở ra khả năng sinh tinh sẽ bị giảm dần và kèm theo sự suy giảm của các tế bào leydig. Các tinh hoàn đã phải phẫu thuật hạ tinh hoàn và cố định vào túi bìu trong thời kì thiếu niên.
Có tình trạng giảm số lượng tinh trùng khá mạnh và gây vô sinh từ 17 đến 80%. Trẻ bị tinh hoàn ẩn 1 bên thường nhẹ hơn cả hai bên, bị 1 bên vẫn có thể có thai tự nhiên. Bị ở cả 2 bên thì chỉ khoảng 50% nam giới có khả năng làm bố.
Ảnh hưởng về tâm lý thường mắc cảm với bạn bè, thiếu tự tin và lo lắng, đặc biệt là khi bị các bạn bè biết trêu đùa, giễu cợt.
Mọi thắc mắc của quý vị về cách điều trị bệnh tinh hoàn ẩn có thể liên hệ
Bác sỹ nam khoa Dr Hưng
Hotline: Hotline: 0973439025
Fanpage: Nam khoa Dr Hưng
Tài liệu tham khảo:
- Đỗ Trọng Hiếu, Nguyễn Đình Tảo, Nguyễn Khắc Lợi, Nguyễn Bá Hưng: Nam học tình dục và hiếm muộn. Nhà xuất bản Y học 2018
- uroweb.org
- mayoclinic.org