Khả năng di chuyển của tinh trùng không đủ nhanh hay còn gọi là tinh trùng yếu là nguyên nhân phổ biến của vô sinh hoặc hiếm muộn. Hãy cùng bác sỹ Hưng tìm hiểu phương pháp cải thiện bệnh tinh trùng yếu nhé!
Tinh trùng yếu là như thế nào?
Tinh trùng yếu có tên khoa học là Myoinositol. Đây là tình trạng tinh trùng không có khả năng di động (bơi), hay di động chậm chạp không đủ khă năng để bơi đến đích gặp trứng.
Tinh trùng gồm 3 phần đầu cổ và đuôi, sự chuyển động tới lui của đuôi là kết quả của chuyển động trượt dọc nhịp nhàng giữa ống trước và ống sau trên sợi trục làm cho tinh trùng tiến về phía trước. Vận tốc của tinh trùng trong môi trường dịch thường là 1–4 mm/phút. Điều này cho phép tinh trùng di chuyển đến 1/3 ngoài vòi trứng để thụ tinh.
Tinh trùng yếu sẽ dẫn đến khả năng vô sinh cao nếu không can thiệp
Sự vận động của tinh trùng
Sự vận động của tinh trùng được kích hoạt bởi sự thay đổi nồng độ ion Canxi trong tế bào. Việc sử dụng năng lượng từ nhà máy sản xuất năng lượng trong tế bào là ti thể. Mỗi tinh trùng có khoảng 70 nhà máy cung cấp năng lượng cho tinh trùng vận động từ. Nguồn nguyên liệu này là các phân tử giàu năng lượng ATP do ti thể tạo ra từ các phân tử đường glucose, acid amin (arginine, carnitin…).
Thành phần tham gia vận động chính là cấu trúc đuôi của tinh trùng. Đuôi của tinh trùng được cấu tạo bởi các tua roi - cung cấp khả năng di chuyển cho tinh trùng.
Đuôi tinh trùng có ba thành phần chính: một bộ xương trung tâm được cấu tạo bởi 11 vi ống được gọi chung là sợi trục (axoneme), một màng tế bào mỏng bao phủ sợi trục, ti thể sắp xếp theo hình xoắn ốc xung quanh sợi trục ở đoạn cổ.
Vận tốc di chuyển (bơi) trung bình của tinh trùng bình thường sau khi xuất ra khỏi đường sinh dục nam bình thường vào khoảng 25 micromet (µm)/giây (s). Còn tinh trùng khỏe vận tốc bơi của nó lên tới 40 µm/s (tinh trùng loại A - loại tốt). Tuy nhiên sự vận động này không phải luôn là tuyến tính theo đường thẳng. Có con tinh trùng bơi nhanh thẳng bơi đến đích gọi là tinh trùng tiến tới (Progesive motility – PR- hay tinh trùng khỏe, tinh trùng loại A). Có con tinh trùng bơi theo hình vòng cung, có con theo hình Zig-zag. Những con tinh trùng yếu thường có vận tốc bơi chậm mãi không đến đích (dưới 25 µm/s). Có con tinh trùng lại ngoeo nguẩy tại chỗ. Có con thì bất động.
Trong đường sinh dục nữ sự vận động của tinh trùng được hỗ trợ rất lớn từ sự co bóp theo nhịp của các cơ tại đây. Điều này làm cho dịch trong đường dẫn trứng của phụ nữ theo một chiều giống như dòng nước do đó giúp tinh trùng bơi tại đây như bơi xuôi dòng nước. Đặc biệt là với những trường hợp phụ nữ đạt được khoái cảm thì sự co bóp này rõ rệt và do đó sự thụ thai sẽ dễ dàng hơn.
Tinh trùng sẽ bơi và sống trong đường sinh dục nữ trong vòng 72 giờ đồng hồ. Nếu may mắn gặp được trứng thì sẽ diễn ra quáy trình thụ thai, phát triển thành phôi. Còn phần lớn những con tinh trùng không may mắn khi đã vào trong đường sinh dục rồi sau một thời gian sẽ chết và sẽ bị các đại thực bào đến dọn đi.
Tinh trùng yếu sẽ không di truyển đến gặp trứng hoặc không phá vỡ được vỏ trứng để thụ thai
Phân loại di động của tinh trùng
Theo phân loại về xét nghiệm tinh dịch đồ 2010 của WHO phận ra làm ba loại.
Di động tiến tới (Progesive motility – PR).
Là những những con bơi nhanh bơi thẳng đường chim bay và những con di động bơi nhanh theo hình vòng cung lớn (tinh trùng loại A).
Di động không tiến tới (Non progesive motility - NP).
Những con di động không tiến tới được gộp tính là toàn bộ những con di động theo hình vòng cung nhỏ, hình Zig-zag. Con di động chậm mãi không đến đích, con di động ngoeo nguẩy tại chỗ (non progesive- NP).
Tinh trùng bất động (Immotile – IM).
Là những con tinh trùng bất động (Immotile - IM) nằm im tại chỗ bao gồm cả những con tinh trùng sống (khi hồi sức thì mới di động) và những con tinh trùng chết.
Thông thường trong một mẫu tinh dịch xuất ra không phải là tất cả tinh trùng trong mẫu đều có thể di động tốt. Chỉ có khoảng 30-40% những con di động tiến tới. Chính những con này mới có khả năng thụ thai. Đồng thời có khoảng 60-70% các con tinh trùng di động chậm, tinh trùng bất động và cả tinh trùng chết. Sở hữu những con tinh trùng này với tỷ lệ lớn và nhiều thì rất khó để có thể thụ thai tự nhiên.
Nếu không có sự can thiệp của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, một tinh trùng không di động hoặc bất thường sẽ không thể thụ tinh được. Do đó, phần nhỏ của quần thể tinh trùng di động tiến tới được sử dụng rộng rãi như một thước đo chất lượng tinh dịch. Khả năng di chuyển của tinh trùng không đủ nhanh là nguyên nhân phổ biến của vô sinh hoặc hiếm muộn. Vậy như thế nào thì được chẩn đoán là tinh trùng yếu thật sự ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?
Chẩn đoán tinh trùng yếu
Trong thực tế điều trị khi tỷ lệ tinh trùng tiến tới (PR) dưới ngưỡng 32% hay tiêu chí phụ gồm tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới (PR) và di động không tiến tới (NP) dưới 40 % (WHO 2010)[1]
Nguyên nhân làm cho tinh trùng yếu
Rất đa dạng, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Còn nhiều nguyên nhân chưa biết rõ. Tuy nhiên một số nguyên nhân hiển hiện là: Giãn tĩnh mạch tinh, nhiễm trùng, chấn thương, sau phẫu thuật can thiệp trên tinh hoàn và cấu trúc đường dẫn tinh, sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến tinh trùng như ma túy, cần xa, các thuốc tăng đồng hóa…
Cải thiện tinh trùng yếu mới dễ có con
Một số biện pháp có sẵn để cải thiện chất lượng tinh trùng.
Thay đổi lối sống: Ăn uống bồi bổ -nhiều đạm, hạn chế mỡ động vật. Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch và bổ dưỡng. Bỏ thuốc là, rượu bia, bỏ các chất ma túy, uống nhiều nước thể dục vận động thường xuyên 30 phút mỗi ngày. Tốt nhất nên vận động đến khi toát mồ hôi để cơ thể đào thải độc tố ra sẽ có lợi cho chất lượng tinh trùng hơn.
Làm việc ngủ nghỉ hợp lý ngủ khoảng 7-8h mỗi ngày, giảm cân nếu thừa cân béo phì. Chăm sóc vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày luôn giữ cho cậu nhỏ khô thoáng sạch sẽ. Hạn chế cho cậu nhỏ tiếp xúc với nhiệt độ cao như tắm nước quá nóng, souna xông hơi…
Bổ sung năng lượng cho tinh trùng bằng những nguồn dinh dưỡng chuyên biệt cung cấp năng lượng cho tinh trùng bao gồm các acid amin (L-arginine, L-carnitin, Lysin...)
Bổ sung các thành phần làm hoàn thiện cấu trúc màng tế bào như: Myoinositol, Selenium, acid folic, vita min E, Coenzyn Q10…
Việc bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cho tinh trùng có thể sử dụng đơn chất hoặc có thể sử dụng các tổ hợp có sẵn như tổ hợp: Myoinositol, Selenium, acid folic, vita min E, L-arginine, L-carnitin, N acetyl cysteine (Andrositol plus) được chứng minh có sự cải thiện khá tốt.
Mọi sự tư vấn hỗ trợ về điều trị tinh trùng yếu có thể liên lạc trưc tiếp qua facpage của bác sỹ Nguyễn Bá Hưng: nam khoa dr Hung
Tài liệu tham khảo
- Who
- asthenospermia
- Trọng Hiếu, Dương Trọng Hiếu, Nguyễn Bá Hưng: Rối loạn tình dục và hiếm muộn ở nam giới. Nhà xuất bản Y học 2013